Nguyên nhân & Dấu hiệu thiếu máu phổ biến nhất

Th12 28, 2023 Tin tức
Dấu hiệu thiếu máu là gì? Thắc mắc này được nhiều người quan tâm và cùng nhau tìm hiểu ở trên các diễn đàn sức khỏe. Bài viết dưới đây các chuyên gia sức khỏe hàng đầu sẽ bật mí các kiến thức liên quan, mọi người hãy cùng nhau tìm hiểu nhé! 

Thiếu máu là gì?

Theo như tổ chức Y tế thế giới WHO, thiếu máu chính là hiện tượng giảm lượng huyết sắc tố, số lượng hồng cầu trong máu ngoại vi dẫn đến bị thiếu oxy cung cấp đến từng mô tế bào trong cơ thể. Thiếu máu khi nồng độ Hemoglobin thấp hơn:
  • 13g/dl (13 g/l) ở nam giới;
  • 12g/dl (120g/l) ở nữ giới;
  • 11g/dl (110g/l) ở người lớn tuổi;
dau-hieu-thieu-mau
Thiếu máu là gì?

Đối với trẻ nhỏ, những giá trị bình thường khác nhau theo từng độ tuổi, đòi hỏi phải dùng từng bảng có liên quan đến độ tuổi.

Thiếu máu không phải là một căn bệnh, mà nó là một biểu hiện của một rối loạn cơ bản (bệnh nền). Vì vậy, thậm chí thiếu máu nhẹ, không triệu chứng cũng nên được tìm nguyên nhân chính nhằm có thể được chẩn đoán và điều trị.

Tìm hiểu những nguyên nhân gây thiếu máu

Những loại thiếu máu khác nhau đều có nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
1. Thiếu máu viêm
Một số bệnh lý như ung thư HIV/ AIDS, bệnh thận, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, những bệnh viêm cấp tính hoặc là mãn tính khác có thể cản trở quá trình sản xuất những tế bào hồng cầu.
2. Thiếu máu không tái tạo
Là tình trạng thiếu máu hiếm gặp, đe dọa đến tính mạng khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu. Nguyên nhân gây thiếu máu không tái tạo gồm có nhiễm trùng, dùng một số loại thuốc, bệnh tự miễn, tiếp xúc với hóa chất độc hại.
3. Thiếu máu bất sản 
Một loạt những bệnh như bệnh tủy, bệnh bạch cầu sẽ gây thiếu máu khi ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu ở trong tủy xương. Tác động của những loại ung thư và những rối loạn giống như ung thư khác nhau từ mức độ nhẹ cho đến đe dọa tính mạng.
4. Thiếu máu do thiếu sắt
Là loại thiếu máu phổ biến nhất do bị thiếu máu ở trong cơ thể. Tủy xương cần sắt để tạo ra huyết sắc tố. Điều này đồng nghĩa với việc nếu như không có đủ chất sắt, cơ thể sẽ không thể nào sản xuất đủ lượng huyết sắc tố cho những tế bào hồng cầu.
Loại thiếu máu này thông thường xảy ra đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc thường xuyên bị mất máu, ví dụ như chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, ung thư, lở loét, dùng thường xuyên một số những loại thuốc giảm đau không kê đơn, nhất là thuốc Aspirin, sẽ có nguy cơ gây niêm mạc dạ dày dẫn đến tình trạng bị mất máu
5. Thiếu máu thiếu hụt vitamin
Ngoài sắt cơ thể cần bổ sung thêm folate và vitamin B12 nhằm tạo ra đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Chế độ ăn uống thiếu hụt chất này với những chất dinh dưỡng quan trọng khác có thể làm giảm sản xuất hồng cầu.
Bên cạnh đó, một số người tiêu thụ đủ B12 sẽ không hấp thu đủ hàm lượng vitamin. Vì vậy, sẽ dẫn đến tình trạng bị thiếu máu do thiếu vitamin hay còn được gọi là thiếu máu ác tính.
6. Tan máu bẩm sinh
Là căn bệnh mang tính di truyền có liên quan đến sự bất thường của hemoglobin, là một loại cấu trúc protein trong hồng cầu có chức năng vận chuyển oxy. Đối với người bị tan máu bẩm sinh, hồng cầu sẽ bị phá hủy quá mức nên sẽ dẫn đến bị thiếu máu.
7. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
Là căn bệnh di truyền, đôi khi còn nghiêm trọng hơn cả bệnh thiếu máu tán huyết. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do một dạng hemoglobin khiếm khuyết khiến cho từng tế bào hồng cầu có hình dạng lưỡi liềm bất thường. Từng tế bào máu bất thường này sẽ chết sớm và dẫn đến bị thiếu hồng cầu mãn tính.

Tổng hợp những dấu hiệu thiếu máu phổ biến nhất

Bên cạnh các dấu hiệu như cơ thể yếu đi và thiếu năng lượng, những triệu chứng của thiếu sắt sẽ làm cho tình trạng thiếu máu như nhịp tim nhanh và mạnh, đau bụng kinh dữ dội, huyết áp thấp, chảy máu nhiều và đau chủ yếu ở phía trán.

dau-hieu-thieu-mau-1
Tổng hợp những dấu hiệu thiếu máu phổ biến nhất
Theo như nhiều nguồn tin tức chia sẻ, một số người bị thiếu máu cũng sẽ bị giảm đi mức độ thèm ăn, giấc ngủ bị xáo trộn và gây khó thở khi tham gia vào bất cứ hoạt động thể chất nào. Theo thời gian sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, giảm chức năng của hệ thống miễn dịch.
Một số những dấu hiệu thiếu máu phổ biến nhất gồm có:
  • Khi thiếu sắt sẽ gây thay đổi cho mái tóc, lưỡi và móng tay.
  • Lưỡi sẽ trở nên đau, sáng bóng và sẽ có màu đỏ.
  • Tóc trở nên giòn và dễ gãy hơn.
  • Móng tay cũng trở nên mỏng và giòn, xuất hiện màu trắng ở bên trong. Đây cũng chính là dấu hiệu lộ ra bên ngoài khi bạn bị thiếu hụt dinh dưỡng ở mức độ nghiêm trọng.
Nhưng cũng có rất nhiều người có những dấu hiệu này lại không phải do bị thiếu máu mà là do những bệnh lý khác. Vì vậy, mọi người đừng vội thất các dấu hiệu này mà vội quy kết là bản thân mình đang thiếu máu. Cách duy nhất để biết được bạn có thiếu máu hay không thì cần phải làm xét nghiệm máu nhằm xác định được mức độ chính xác của sắt và những chất khác có trong máu. Nếu như các bạn nghi ngờ thiếu máu thì hãy trao đổi với các bác sĩ nhé!

Lời kết

Hy vọng với toàn bộ những kiến thức được chuyên trang newtimes.org chia sẻ ở trên mọi người đã biết đến về các dấu hiệu thiếu máu phổ biến nhất hiện nay. Để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa các bạn hãy thường xuyên vào chuyên trang này để update thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nữa nhé!